TIN TỨC
icon bar

Hương vị và sắc màu quê hương trong LAM HỒNG 7

Người đăng: nguyenhung
Ngày đăng: 2023-03-11 17:07:38
mail facebook google pos stwis
568 lượt xem

PHAN NGỌC QUANG

Năm 2022, Hội thơ Nghệ Tĩnh tại TP.HCM đánh thêm dấu mốc quan trọng trên chặng đường nuôi dưỡng và phát triển thơ ca bằng tuyển tập thơ Lam Hồng 7.

Cầm trên tay vật kỷ niệm do chủ nhiệm hội thơ là thi sĩ Nguyên Hùng tặng, tôi thầm cảm phục hành trình chinh phục trái tim bạn đọc từng sinh ra tại mảnh đất núi Hồng sông Lam đến độc giả khắp mọi miền quê trên cả nước.

Ai cũng biết thơ bây giờ dễ in nhưng không dễ phát hành, vì thế giải được bài toán “cân bằng phương trình nhiều nghiệm” đó không hề đơn giản, trong đó có Hội thơ xứ Nghệ tại đất khách quê người. Nói như thế để thêm nâng niu đứa con thứ 7 của Hội thơ quê nhà. Còn nhớ, “Thao thức Lam Hồng” là tập thơ đầu tay của Hội đã ra đời từ năm 2008. Như vậy, trong 14 năm lớn lên đã có những thời gian đứt gãy trong cuộc sinh nở văn chương không liền mạch này. Điều đó cũng cho thấy dù dịch bệnh, dù khó khăn về kinh tế, về tác động của ngoại cảnh nhưng hành trình thơ của Hội thơ ca Xứ Nghệ vẫn sinh tồn theo nhịp đời thăng trầm và biến thiên. Ngay như đứa con thứ 6 là tập Lam Hồng 6 cũng đã ra đời cách đây 6 năm. Một thời gian “giãn cách thơ” không hề ngắn. Điều đó càng khẳng định bước đi vững chắc của Ban chủ nhiệm Hội thơ mà “chủ tướng” đứng đầu là nhà thơ Nguyên Hùng sau 2 nhiệm kỳ kế nghiệp. So với các tuyển tập trước, Lam Hồng 7 có số lượng bài không nhiều và nhiều tác giả cũng được tuyển chọn kỹ hơn. Quý hồ tinh bất quý hồ đa, rõ ràng giống như phù sa lắng đọng dưới dòng sông, thơ càng ít càng được chắt lọc hơn.

Đúng như tên gọi, tràn ngập tuyển thơ số 7 là hương vị sắc màu quê hương đậm đà trong mỗi vần thơ. Nỗi nhớ tháng ba chợt hiện về trong tâm tưởng đứa con xa nhà để lòng đau đáu niềm mong đợi: “Quê giờ vườn trắng hoa cam/ Xoan khoe áo tím, miên man lối về” (Tháng Ba – Trần Kim Dung). Tiếng gọi chiều quê hương ngân vang cùng giọng đàn, bay theo làn mây trắng, lặn vào sông núi quê nhà đẹp theo mỗi bước đi trong câu thơ Trần Quang Khánh (Chiều quê hương đẹp chẳng nói nên lời). Một chút trường xưa hiện về cũng làm lay động nỗi nhớ cồn cào: “Thời gian ngắn nghĩa tình vàng - Bút Hợp). Những câu thơ vương vấn mối tình đầu e ấp, vương vấn nỗi dại khờ của tuổi hoa niên để rồi đau mãi nỗi chia xa: Kỷ niệm trường xưa – Lê Thị Quế). Độc lạ với thể thơ tự do, Phạm Đình Phú lại kể về ngôi trường quê từng học như Phan Đình Phùng, ĐHSP Vinh để nuôi dưỡng niềm hy vọng về thế đứng của “ngôi nhà thân yêu” nhất của đời HS (Danh tiếng lan xa).

Trong tuyển tập, những câu thơ đi qua đèo Ngang cũng nhọc nhằn như người con dầm lũ dãi hạn nơi đây: “Thương đèo dãi nắng dầm mưa / Biển ôm lấy núi sớm trưa ru đèo” (Bùi Thanh Minh). Nhiều bài thơ vẫn không rứt ra được nỗi nhọc nhằn ám ảnh thường trực mà quê hương gánh chịu vì thiên tai, địch họa (Bồi hồi thương tiếc – Phạm Đình Phú). Thế nhưng nơi “đất cằn đá sỏi” không bao giờ nỗi buồn xâm lấn lũy tre làng, vượt lên trên mọi khó khăn là lòng yêu đời, yêu cuộc sống dài như sông, cao như núi.  Bài thơ “Miền Trung” đã tạc nên bóng dáng người miền quê ngụp lặn trong mồ hôi và nước mắt thật kỳ vĩ: “Cưỡi nóc nhà / Phi nước kiệu / trong đêm”. Thế rồi, đi ngược dòng sông La những kỷ niệm về quê xưa lại chảy tuôn trào trong ký ức ngọt ngào của anh: “Đêm nay thức với dòng La/ Nghe sông kể chuyện ngày xưa quê mình”. Lam Hồng 7 nói nhiều về những cây cầu. Nối nhịp cho những bờ vui, cầu cửa Hội, cầu Cẩm Nhượng làm nên bộ mặt đổi sắc thay da cho quê nhà. (Lục bát chiều – Trần Quang Khánh, Nhịp cầu duyên quê – Nguyễn Hồng Báu).

Trước trước mộ Nguyễn Du, Trần Kim Dung cảm tác bằng cách tập Kiều để nhớ thương thân phận người phụ nữ trăm đắng nghìn cay dưới xã hội “ăn thịt người ngọt xớt như đường” đầy rẫy phường “giá áo túi cơm”. Tác giả như nói hộ lòng người con xứ Nghệ ở phương xa (Vượt qua trăm núi nhìn đèo/ Hồn quê trong mỗi trang Kiều vẫn mang - Nhớ cảnh Tiên Điền) . Đi trên dòng Cửu Long lòng vẫn da diết nhớ quê nhà khi nghe đâu đó thấp thoáng câu ví giặm (Con muốn về quê mẹ/ mang câu ví thả vào chín nhánh Cửu Long – Nguyễn Văn Thanh). Đến cả sắc tím của loài hoa lang đồng nội đơn sơ cũng làm xốn xang miền ký ức người con xứ Nghệ, vì hoa nở nhọc nhằn trên cánh đồng cằn cỗi để ra củ nuôi no đủ bốn mùa: “Thương quê mình đồng khô gió mặn/ Thương hoa khoai tím trắng dịu dàng” (Lặng thầm một loài hoa quê - Nguyên Hùng). Khoai sắn chắt chiu nguồn sống để làm nên hồn cốt con người xứ Nghệ yêu thơ phú, giỏi văn chương: “Nhớ một thời nhờ củ sắn khoai lang/ Mà yêu chữ yêu vần thơ điệu nhạc”. Đọc câu thơ tôi lại nhớ câu chuyện TS Phan Xuân Biên kể hồi bé để củ khoai trước bàn để học xong có chút lót lòng và quan trọng hơn là nguồn động viên có ý chí để sau này thành tài khỏi phải ăn khoai.

Nhưng như lời bài hát từng tâm sự: “đi xa cũng muốn về, khổ đau cũng muốn về”, gấp trang thơ lại vẫn vang vọng nỗi nhớ quê hương luôn thúc giục đôi chân tìm về nguồn cội (Về quê – Phạm Hào Quang, Sông Lam ngày trở về - Nguyễn Vũ Quỳnh, Về quê mình đi anh – Nguyễn Minh Tâm) .

Không chỉ gói gọn trong bến nước, sông quê, Lam Hồng 7 còn mở rộng bán kính đề tài hướng về tình nghĩa gia đình, tình yêu đôi lứa (Má đã đi xa, Kỷ niệm một chiều mưa) và cả những miền quê nặng ân tình mà các nhà thơ xứ Nghệ đã từng để lại dấu chân đi. Đó là Eo Gió (Quy Nhơn), Đông Hà (Quảng Trị) và tận Cà Mau, Kiên Giang cuối trời Nam. Dù ở nơi nào, Lam Hồng 7 vẫn là giọng điệu nhớ thương từng miền đất yêu dấu hằn sâu vào từng trang ký ức ngọt ngào của tác giả.

Trong đội ngũ tác giả Hội thơ Nghệ Tĩnh, tôi thật sự ấn tượng với anh thương binh Phạm Hào Quang. Anh là người duy nhất sống sót trong tai nạn chiếc máy bay rơi tại Campuchia năm 1980. Với thương tật ¼ anh về với cuộc sống bằng đủ thứ nghề làm thuê vất vả. Gần 50 tuổi anh bước vào trường đại học bằng đôi chân tập tễnh và một nghị lực vươn lên thật phi thường. Nói về nỗi chia xa nhưng “Hoa gạo thành Vinh” của anh là bài thơ có nhiều hình ảnh sáng tạo đầy chất thơ rất đáng trân trọng (Hoa gạo rụng và tuổi hồng ta rụng, Máu đồng đội đỏ bầm màu hoa gạo. Ta trở về nhặt mảnh vỡ chia ly). Tưởng nhớ bạn gái chết trong trận bom B52 tại Hà Nội năm 1972, bài thơ “Hà Nội một chiều đông” của Phạm Hào Quang như tiếng khóc nghẹn lòng: “Hà Nội ơi chiều nay ta tẩm liệm/ Hình bóng em, đi suốt cuộc đời này”.

Mượn những mảnh ghép của kỷ niệm xưa, anh đã dựng nên từng khổ thơ ngồn ngộn tư liệu sống: “Chiếc hôn xưa trong chiều đông giá buốt/ Đã hóa vàng! Em siêu thoát nơi đâu?”. Mỗi câu thơ là một tiếng nấc xoáy vào nỗi đau tận cùng người đang sống và cả người đã khuất: “Rơi xuống hồ trăng vẫy vùng, trăng chết/ Và tình ta cũng vùi xác theo trăng”.

Nói chuyện với con bằng bài thơ “Về quê”, anh làm cho người đọc không khỏi day dứt khi nghe khổ thơ cuối nặng trĩu nỗi buồn: “Quê là muôn đời máu thịt của cha ông.../ Là bước chân ba khập khiễng tìm về”. Thơ anh không chỉ là nỗi buồn của lời than vãn số phận mà còn là niềm hy vọng về khung cảnh an yên khi dịch bệnh được đẩy lùi: “Bạn thân ơi, hãy đợi mình, bạn nhé/ Hết dịch rồi, ta xì xụp cháo lươn”. Có lẽ chỉ có thi sĩ thành Vinh mới hứa hẹn được lời gan ruột chắc chắn sẽ làm mát lòng bao người con xa xứ.

Phú Mỹ Hưng 1-3-2023.
P.N.Q

Bình luận

Để lại comment

Bài viết liên quan

Xem thêm
Vũ trụ thi ca của Nguyên Hùng
Bài viết của nhà văn Lê Thanh Huệ trên Văn nghệ điện tử
Xem thêm
Bài thơ sông núi
Bài viết của nhà văn nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Thanh
Xem thêm
Lục bát Nguyễn Phúc Lộc Thành
Tính cả ba tập lục bát đã ra mắt năm 2018 là “Khúc hát sông Thương” (108 bài), “Chiều” (36 bài) và “Chân quê” (36 bài) thì đến nay Nguyễn Phúc Lộc Thành đã in 5 tập thơ lục bát.
Xem thêm
Tính triết lý trong “Vườn cũ”, một bài thơ của Chim Trắng
Chim Trắng là một người thơ hay nói về tình bạn, tình đời và tình quê hương nhưng cũng chứa đựng riêng một tâm tư thầm kín trong đờ của tác giả.
Xem thêm
Một tinh thần Nghệ, một bản lĩnh Nghệ
Nguồn: Tuần báo Văn nghệ số 52 (30/12/2023).
Xem thêm
Lắng đọng “Đêm nằm nghe ký ức”
Rất nhiều, rất nhiều những cảm nhận, nghĩ suy, chiêm nghiệm thú vị có trong tập thơ của Ngô Minh Oanh.
Xem thêm
Nguyễn Phúc Lộc Thành: Trái tim nóng và cái đầu lạnh
Nhà văn Nguyễn Phúc Lộc Thành vừa ra mắt hai tập thơ lục bát “Đồng sen tàn”và “Mẹ” vào những ngày mùa thu đang độ chín.
Xem thêm
Cuộc du ngoạn bằng thơ đầy cảm xúc
Cảm nhận về tập “Những dấu chân thơ” của cô giáo nhà thơ Trần Kim Dung.
Xem thêm
Những bước chân thơ không biết mỏi
Bài viết của nhà thơ Phan Ngọc Quang
Xem thêm
Bay về phía bão
Ngoái phía nào cũng đau đáu thương yêu/ Phía trước mặt mẹ cha nằm dưới cỏ
Xem thêm
“Hai sắc hoa ti-gôn” - Một huyền thoại văn chương
Hơn tám mươi năm qua, bài thơ “Hai sắc hoa ti-gôn” của T.T.Kh vẫn là một hiện tượng văn học độc đáo đã làm tổn hao giấy mực, công sức người cầm bút và mối quan tâm đặc biệt của người yêu thơ.
Xem thêm
Đến với một áng thơ hay
Trong lĩnh vực văn chương, thi ca là mô hình ngôn ngữ được nhiều người thích nhưng hiểu và quan niệm về thơ thì mỗi người không giống nhau.
Xem thêm
Những đoản khúc thơ | Nguyễn Văn Hòa
Nguồn: Tuần báo Văn nghệ số 32, ngày 12/8/2023
Xem thêm
Như một lẵng hoa xinh | Phan Ngọc Quang
Bài viết về chùm thơ đăng Gia Lai Cuối tuần ngày 4-8-2023
Xem thêm
Tổ quốc trong thơ Trần Mạnh Hảo
Bài viết của nhà thơ Ngô Đức Hành trên Tạp chí Sông Lam
Xem thêm
Ngược dòng Lam anh tìm lại chính mình
Cảm nhận bài thơ “Tìm em ngược dòng sông nhớ” đăng Tuần báo Văn nghệ - Hội Nhà văn Việt Nam số 24 ngày 17/6/2023 và báo Giáo dục & Thời đại số Tết Kỷ Hợi.
Xem thêm
Hồn đầy hoa cúc dại
Nguồn: Báo Văn nghệ, Hội Nhà văn Việt Nam số 38 (3005)
Xem thêm
Nguyên Hùng với 102 mảnh ghép văn nhân
Bài đăng báo Người Hà Nội
Xem thêm