TIN TỨC
icon bar

Dấu chân lục bát lần về nẻo yêu

Người đăng: nguyenhung
Ngày đăng: 2022-05-24 13:29:03
mail facebook google pos stwis
3382 lượt xem

BẠN BÈ VIẾT VỀ THƠ NGUYÊN HÙNG

KAO SƠN

Đã có nhiều giai thoại kể về những mối tình lãng mạn của những chàng trai nghèo ham học xứ Nghệ khi ra kinh kì ứng thí với những bóng hồng nơi phồn hoa đô thị. Nhưng đấy là chuyện... của ngày xưa. Bây giờ, chất đa tình ở mỗi con người xứ Nghệ xưa vẫn còn đó, nhưng phương cách biểu đạt thì đã có nhiều đổi mới. Nguyên Hùng là người con của vùng đất đã sản sinh ra những ông đồ vừa uyên thâm quảng trí vừa đa tình ấy. Và có lẽ chính vì thế, là trai xứ Nghệ, anh thụ hưởng được từ miền đất miền trung dù luôn nắng cháy mưa dầm mà vẫn giữ được vẻ đằm thắm cùng đa tình lãng tử chăng?! Nguyên Hùng mê thơ và làm nhiều thơ. Trước đây anh đã xuất bản ba tập: Cánh buồm thao thức, Sóng không từ biểnBay về phía bão. Đó là ba tập thơ khá, gây được nhiều ấn tượng cũng như cảm tình của bạn đọc. Điều quan trong hơn, với hành trang đó, cuối năm 2013 Nguyên Hùng được kết nạp vào Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh. Bây giờ là tập thứ tư, Dấu  chân Lục bát gồm 68 bài - một lượng bài vừa đủ để hợp với tên tập thơ - được trình làng.


Nếu ở ba tập trước Thơ Nguyên Hùng đa dạng với nhiều thể loại và được mở rộng với nhiều chủ đề từ tình yêu quê hương đất nước đến cảm thông với mỗi phận người đã từng quen thân, từng gặp gỡ thì Dấu chân Lục bát lần này Nguyên Hùng dù vẫn có một số bài viết về quê, về cha mẹ, bạn bè, khá xúc động nhưng chúng chỉ có tác dụng làm phong phú thêm nội dung, còn lại - cái cốt lõi của tập thơ hầu như chỉ tập trung vào chủ đề Tình yêu.

Làm thơ yêu thì có thể coi là chuyện thường ngày của những chàng thi sỹ đa tình. Và thơ tình thì nói có ngoa không nếu bảo rằng đã có thể xếp cao thành núi, trải ra thành biển. Vậy mà kể cả thi sỹ và những người không có duyên trở thành thi sỹ vẫn ngày đêm mài bút viết thơ cho nó. Đơn giản chỉ vì đường tình muôn ngả. Dẫu có trăm ngàn lối của kẻ trước đã đi thì kẻ sau, dù đang hưởng mật ngọt hay vừa bị thất bát trong tình lại vẫn tự vạch ra cho mình một lối đi riêng, cất lên một giọng yêu riêng. Mà tình yêu, nhiều lúc nó như con ma, lắm khi lại giống kẻ hay đùa ác, tưng tưng như có đấy mà rồi bất ngờ tay trắng đấy. Sự thất thường nay trái gió, mai trở trời của tình yêu thậm chí đã làm thi sỹ Xuân Diệu - một người được mệnh danh là Vua thơ tình trong trào lưu thơ Mới - cũng một người con tài hoa của mảnh đất miền trung xưa cũng phải thốt lên "Mấy khi yêu mà đã chắc được yêu/Bỏ ra nhiều mà nhận chẳng bao nhiêu/Người ta phụ hoặc thờ ơ không biết..." kia mà. Nhưng nói vậy, thậm chí biết vậy mà đã mấy ai thoát ra được khỏi lưới tình? Bởi tình yêu đôi lứa cũng lại là một thứ ma túy- Chính Nguyên Hùng cũng đã phải thừa nhận: với tình yêu Anh như kẻ nghiện ngồi tù. Ở đời, thường đã ai nghiện cái gì thì lụy bởi cái ấy. Huống hồ lại Nghiện Yêu!!! Vậy thì khổ là phải rồi. Và trong cái khổ ấy, dù đã đến với cõi yêu từ khá sớm, đã được hưởng và cũng đã nếm trải sự mất nhiều thế mà có cảm giác như đến giờ Nguyên Hùng chưa chịu tỉnh, vẫn cứ  loay hoay trong cái xà lim, cái cũi tình ấy. Anh vẫn đang miệt mài lê bước chân "bên sáu, bên tám" thập thững đi tìm tình.

Bắt đầu là cuộc quay về với những ảnh hình trong kỉ niệm:

Tình yêu gom tự ngàn xưa

Niềm mong nỗi nhớ góp từ ngàn sau

Biển chiều một cánh buồm nâu

Muôn vàn con sóng bạc đầu mơn man.

Một mối tình có thật đã đến. Một mối tình còn trong vời vọng. Tất cả đều được gom lại cho đầy miền ước. Biển chiều- một cảnh thật nhưng được ẩn dụ cho một đời người khi đã ở thời nghiêng chiều xế bóng. Và tình yêu khi đó giống như một cánh buồm  nhỏ đọng lại trong kí ức. Không phải một cánh buồm xanh xôn xao phố thị, không phải cánh buồm đỏ của hy vọng mộng mơ mà là cánh buồm nâu, màu của đồng quê miền trung trầm lặng ngày xưa cũ. Và những con sóng bạc đầu trên biển Cửa Lò kia đang xôn xao hay chính gió đang làm tung những sợi tóc bạc trên đầu kẻ đang hoài nhớ những kỉ niệm đẹp đã qua?!

Rồi vẫn là đó, những ngày háo hức  bước vào Yêu:

Bất chợt sao bất chợt trăng

Bất chợt bão quét mưa giăng đầy trời

Ta và em cũng vậy thôi

Chợt hờn chợt giận để rồi mãi yêu.

Những khao khát:      

Gặp nhau chừng muốn vỡ òa

Muốn ôm thật chặt, muốn hòa vào nhau

Muốn trao những nụ hôn sâu

Muốn vùi khao khát vào bầu ngực đêm.

Những trạng thái chênh vênh trống trải khi một người yêu vắng một người yêu:

Em đi để lại ngỡ ngàng

Em đi để lại mênh mang bóng chiều

Sự cảm nhận về xa cách rất thực:

Thiếu em mọi thứ hóa thừa

Anh thành hoang vắng bơ vơ một mình

Nguyên Hùng ví người yêu của mình như một tuyệt phẩm mà số phận và đất trời đã ban tặng cho anh:

Triệu năm nhũ đá thành tiên

Bao năm anh có được em bây giờ ?

Và những ngày bên người yêu anh thấy mình bỗng dưng giàu có. Thấy mình giống như ông lão nghèo trong chuyện cổ tích Ông lão đánh cá và con cá vàng một sớm kia may mắn được số phận ban tặng một khối vàng mười. Nhưng hạnh phúc đến như một giấc mơ, như một ánh sao băng chợt hiện rồi chợt tắt. Niềm vui chẳng bền lâu. Cái được và mất cùng đồng hiện bằng sự biểu lộ khá độc đáo:

Ngày xưa có cả trăng sao

Lão giờ tay trắng hanh hao tháng ngày

Vẫn còn hơi ấm bàn tay

Mà Hương tóc rối... gió bay mất rồi

Người đọc dễ dàng nhận ra thơ yêu của Nguyên Hùng có vẻ là thơ có địa chỉ, có người nhận cụ thể. Nó không vu vơ, không mung lung, không phải thứ thơ "tặng ai cũng được"! Có thể hình dung anh đã yêu một ai đó rất thật ở ngoài đời rồi vì lí do nào đấy hai người phải chia tay. Nhưng dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng. Sự chia tay chỉ tạo nên khoảng cách về không gian chứ giữa họ, và nhất là với Nguyên Hùng, trong tim anh vẫn một màu đỏ - như không hề có cuộc chia ly. Kỉ niệm luôn theo đuổi. Nỗi nhớ vẫn cồn cào. Hình dáng người ấy vẫn bên anh ngỡ cảm được rõ từ hơi ấm bàn tay đến làn hương trên tóc. Không thấy sự giận hờn, oán trách. Chỉ đầy một nỗi buồn.

Bỏ lại anh với niềm đau

Em cùng người ấy bên nhau xuân về.

Yêu. Yêu say đắm. Và rồi chia tay. Chứng kiến cảnh người mình yêu sang sông về với người khác là một cảm giác buồn - một khối buồn- không dễ gì khỏa lấp!

Có một điều rất lạ là phần lớn thơ viết về tình yêu thì chỉ thơ buồn mới hay. Không mấy người kể cả những thi sỹ tài hoa bậc... Nguyễn Du, Nguyễn Bính rồi thế giới đi nữa, những bài thơ hay, những tác phẩm dày dặn thơ hay của họ phần đa là thơ buồn, thơ nói về sự xa cách, những đổ vỡ. Dải mây trắng bay đi để lại dấu hôn lạnh dần trên đá xám. Tình chỉ đẹp khi còn dang dở (XD). Quả có thế thật. Sẽ không quá nếu nói rằng sẽ không có Kiều nếu Nguyễn Du chỉ tả Kiều trong bối cảnh nàng gặp Kim Trọng, yêu rồi hai người lấy nhau, sinh đàn đẻ đống trong nhung lụa. Buồn vốn là máu của thơ. Nguyên Hùng viết thơ tình cũng buồn. Nhưng rất may anh không rơi vào tâm trạng bi lụy. Không bị cái khối sầu thất tình đè cho chết dí. Tình cảm của Nguyên Hùng dành cho người đã xa mình vẫn đầy bao dung. Nó trở thành minh chứng cho lòng chung thủy của anh trong tình yêu đích thực:

Tết này em có lạnh không

Hai mươi năm vẫn mùa đông xứ người

Tuyết rơi phủ trắng đất trời

Gốc quê còn nhựa bật chồi xanh non?

Câu hỏi không nhận được hồi âm mong đợi. Anh thảng thốt:

Lẽ nào mình phải chia xa

Lẽ nào mình sẽ thôi là của nhau?

Chữ "thôi" đắc địa nghe thật buồn. Một khẳng định cho cái đã từng có và bây giờ "thôi" - Tình không còn nữa - Em không còn là của riêng ta nữa. Sự hụt hẫng ấy kéo dài để rồi thay vào đó là một trải ngộ đầy cay đằng đi kèm với ngơ ngác:

Bạc đầu rồi vẫn trắng tay

Ta là ai của hôm nay giữa đời?

***

Làm thơ, cho ra đời một tập thơ với chỉ cùng với một thể loại Thơ Lục bát thì phải thật tự tin lắm lắm. Bởi thơ Lục bát là thể thơ mà nhiều người, ngay cả những thi sỹ đã thành danh cũng rất e dè mỗi khi chạm vào nó. Hẳn Nguyên Hùng đã thừa biết điều đó nhưng anh vẫn dũng cảm chấp nhận dấn thân. Có thể anh muốn thử sức trong một vùng đất của những cạnh tranh nghiêm túc với những ràng buộc niêm luật khắt khe? Thành công hay không có lẽ còn chờ ở sự đánh giá của người đọc. Và mọi phỏng đoán về cuộc thử sức cạnh tranh trên vùng đất Lục bát nhiều người cày xới nhưng thu hoạch chẳng được bao nhiêu kia vẫn chỉ dừng lại là sự phỏng đoán. Điều chính yếu với Nguyên Hùng có lẽ không nằm ở đó. Tâm trí anh không dồn cho những cách tân hình thức, không mấy để bị cuốn vào những câu chữ lạ, cách chọn tứ, chọn cấu trúc, hình tượng thể hiện độc đáo hay cầu kì mà nằm ở điều anh muốn giãi bày. Cái Ý được đặt lên hàng đầu. Anh chỉ muốn kéo được độc giả vào miền yêu của riêng anh, một miền yêu nhỏ giản dị mà ấm cúng như ngôi nhà lá luôn lọt ánh sao trời của mẹ ta xưa để cùng sẻ chia, cùng buồn vui. Giống như anh mời ta về xứ Nghệ của anh để cùng nhâm nhi món Dưa cà mặn giòn, những lát cá măng, cá thửng ủ lửa cháy vàng từng thơm suốt tuổi thơ anh, uống với nhau một li rượu được rót từ chiếc hũ sành nút lá chuối, trong vắt và say đậm (một thứ rượu quê kiểng cất từ hạt gạo nảy lên từ mảnh đất miền Trung khô cằn mà khoáng đạt, đầy nắng gió) rồi cùng nắm tay nhau ngất ngưởng bước vào một miền ước. Với điều này Nguyên Hùng đã thành công trong Dấu chân Lục Bát. Chúc mừng anh.                               

TP.HCM, tháng 9 năm 2014

K.S.



(Bài đăng báo Văn Nghệ và website Hội Nhà văn Việt Nam)                              

Bình luận

Để lại comment

Bài viết liên quan

Xem thêm
Vũ trụ thi ca của Nguyên Hùng
Bài viết của nhà văn Lê Thanh Huệ trên Văn nghệ điện tử
Xem thêm
Bài thơ sông núi
Bài viết của nhà văn nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Thanh
Xem thêm
Lục bát Nguyễn Phúc Lộc Thành
Tính cả ba tập lục bát đã ra mắt năm 2018 là “Khúc hát sông Thương” (108 bài), “Chiều” (36 bài) và “Chân quê” (36 bài) thì đến nay Nguyễn Phúc Lộc Thành đã in 5 tập thơ lục bát.
Xem thêm
Tính triết lý trong “Vườn cũ”, một bài thơ của Chim Trắng
Chim Trắng là một người thơ hay nói về tình bạn, tình đời và tình quê hương nhưng cũng chứa đựng riêng một tâm tư thầm kín trong đờ của tác giả.
Xem thêm
Một tinh thần Nghệ, một bản lĩnh Nghệ
Nguồn: Tuần báo Văn nghệ số 52 (30/12/2023).
Xem thêm
Lắng đọng “Đêm nằm nghe ký ức”
Rất nhiều, rất nhiều những cảm nhận, nghĩ suy, chiêm nghiệm thú vị có trong tập thơ của Ngô Minh Oanh.
Xem thêm
Nguyễn Phúc Lộc Thành: Trái tim nóng và cái đầu lạnh
Nhà văn Nguyễn Phúc Lộc Thành vừa ra mắt hai tập thơ lục bát “Đồng sen tàn”và “Mẹ” vào những ngày mùa thu đang độ chín.
Xem thêm
Cuộc du ngoạn bằng thơ đầy cảm xúc
Cảm nhận về tập “Những dấu chân thơ” của cô giáo nhà thơ Trần Kim Dung.
Xem thêm
Những bước chân thơ không biết mỏi
Bài viết của nhà thơ Phan Ngọc Quang
Xem thêm
Bay về phía bão
Ngoái phía nào cũng đau đáu thương yêu/ Phía trước mặt mẹ cha nằm dưới cỏ
Xem thêm
“Hai sắc hoa ti-gôn” - Một huyền thoại văn chương
Hơn tám mươi năm qua, bài thơ “Hai sắc hoa ti-gôn” của T.T.Kh vẫn là một hiện tượng văn học độc đáo đã làm tổn hao giấy mực, công sức người cầm bút và mối quan tâm đặc biệt của người yêu thơ.
Xem thêm
Đến với một áng thơ hay
Trong lĩnh vực văn chương, thi ca là mô hình ngôn ngữ được nhiều người thích nhưng hiểu và quan niệm về thơ thì mỗi người không giống nhau.
Xem thêm
Những đoản khúc thơ | Nguyễn Văn Hòa
Nguồn: Tuần báo Văn nghệ số 32, ngày 12/8/2023
Xem thêm
Như một lẵng hoa xinh | Phan Ngọc Quang
Bài viết về chùm thơ đăng Gia Lai Cuối tuần ngày 4-8-2023
Xem thêm
Tổ quốc trong thơ Trần Mạnh Hảo
Bài viết của nhà thơ Ngô Đức Hành trên Tạp chí Sông Lam
Xem thêm
Ngược dòng Lam anh tìm lại chính mình
Cảm nhận bài thơ “Tìm em ngược dòng sông nhớ” đăng Tuần báo Văn nghệ - Hội Nhà văn Việt Nam số 24 ngày 17/6/2023 và báo Giáo dục & Thời đại số Tết Kỷ Hợi.
Xem thêm
Hồn đầy hoa cúc dại
Nguồn: Báo Văn nghệ, Hội Nhà văn Việt Nam số 38 (3005)
Xem thêm
Nguyên Hùng với 102 mảnh ghép văn nhân
Bài đăng báo Người Hà Nội
Xem thêm