TIN TỨC
icon bar

Đọc 108 đoản khúc thơ của Nguyên Hùng | Nguyễn Hồng Báu

Người đăng: nguyenhung
Ngày đăng: 2022-12-03 10:33:28
mail facebook google pos stwis
1059 lượt xem

BẠN BÈ VIẾT VỀ THƠ NGUYÊN HÙNG

NGUYỄN HỒNG BÁU

Sinh ra ở Cửa Hội, nơi dòng sông Lam hòa vào biển Đông, ai cũng ít nhiều mang âm hưởng của biển cả. Đó là giọng nói, lời phô. Các bà thường phân bua: ăn sóng nói gió mà. Nhưng Nguyên Hùng dường như chả có yếu tố biển nào trong dáng vẻ, phong cách hay giọng nói mang nét riêng cả.

Vốn là chàng thư sinh đại học Thủy lợi, rồi nghiên cứu sinh ngành công trình thủy ở Matxcơva, Nguyên Hùng đã để hồn mình bay lẫn vào vườn thơ. Anh yêu toán, yêu những công trình trong lĩnh vực thủy lợi, nhưng anh vẫn miệt mài gạn nhặt, chắt chiu từ công việc, từ cuộc sống từng vần thơ. Với duyên thơ mượt mà, giọng thơ trong trẻo đã thấm vào máu anh từ thuở sinh viên, Anh đã đến với Làng Thơ Việt Nam từ những năm đầu tiên của thế kỷ XXI. Là hội viên HNV Viêt Nam, Hội viên HNV TP Hồ Chí Minh, chủ nhiệm Hội thơ Nghệ - Tĩnh tại TP Hồ Chí Minh. Cây bút đầy duyên thơ của Anh đã gửi vào đời những đứa con duyên dáng, khỏe mạnh: Cánh buồm thao thức (thơ 2007); Sóng không từ biển (thơ 2009); Bay về phía bão (thơ 2013); Dấu chân lục bát (thơ 2014); Một trăm lẻ hai mảnh ghép văn nhân (thơ 2017); trên 60 ca khúc phổ thơ. Tập thơ 108 đoản khúc thơ được HNV VN cho xuất bản năm 2019.

Tháng 7/2020 vừa rồi tôi vào thăm Sài Gòn, được hân hạnh gặp anh Nguyên Hùng. Và tập thơ: 108 đoản khúc thơ được Anh trao tận tay. Vui và cảm động vì tôi và Anh sinh ra từ xứ Nghệ, cùng có những năm học cấp 3 đầy khói lửa ở quê nhà, và như có một sự kết dính kỳ diệu từ những trang thơ, tôi đã đọc kĩ từng "đoản khúc" của Anh. Cuốn sách nhỏ, chỉ có 122 trang viết, nhưng cảm xúc đủ cung bậc, hội tụ đủ sắc màu mọi miền quê Việt Nam. Ở đây tôi thấy sự kì diệu là mỗi bài thơ thật ngắn, gọn, vì thế mà ý thơ cô đúc, lời thơ chọn lựa đến mức không thể gọt thêm được nữa và lấp lánh bao điều. Đề tài Tình yêu được Anh khai thác triệt để cho tập thơ. Từ tình yêu Đất nước, tình đồng đội, làng quê, sông bể đến tình đồng lứa, đồng niên, đồng khóa... được Anh khắc họa bằng những đường thơ dẻo mượt như nhung.

Với Đất nước, Anh trân trọng đến mức tôn thờ nhưng lại dệt bằng những vần thơ giản dị đến ngỡ ngàng:

"Dâng hương bái vọng Tổ tiên

Cầu mong Đất nước bình yên cõi bờ".

Khi bộc bạch cảm xúc của mình với các Danh nhân Đất nước, Anh như nhỏ lại, vo tròn trong ngưỡng vọng. Viết khi đến thăm Nhà tưởng niệm Đại thi hào Nguyễn Du, Anh chỉ ước tự trái tim mình:

"Chỉ xin một chữ TÂM thôi

Để cho người mãi với người yêu nhau"...

Với Đồng đội đã ngã xuống tan vào Đất Mẹ, Anh xuýt xoa đến nghẹn lòng. Nghĩa trang Trường Sơn một chiều tháng 7:

"Các Anh nằm giữa thương đau đất Mẹ

Bao nỗi niềm bia đá cũng rưng rưng"...

Mỗi lần về quê, Anh hay ngồi một mình để rồi thì thầm bao điều với biển. Thương người vợ đảm, nhớ về mối tình kì diệu, hương nồng tình ái rào rạt cùng sóng biển quê nhà. Anh như thốt lên để biển mênh mông cùng hòa nhịp cung đàn miên man:

"Hòn Ngư Hòn Mắt chung chiêng

Sóng không từ biển - từ miền em thôi

Đến đây ai cũng có đôi

Thương về phương ấy một trời một em".

Trong thơ ngắn, Anh viết nhiều về trăng - em - rượu - biển. Rượu là cái áo của khí phách đàn ông. Em là vị ngọt, hương thơm của đời. Rượu dễ dàng mở lối để bước chân dũng mãnh của chàng bước vào vườn hoa. Hái vài bông cho thơ, cho nghị lực mỗi dặm dài phía trước:

"Em và rượu thật giống nhau

Làm nên hạnh phúc đớn đau một đời

Khác chăng rượu uống thì vơi

Riêng em đầy mãi một trời trong ta".

Chiêm ngưỡng những vần thơ Anh gửi vào xuân, vào lá biếc chồi non, vào diệu vợi những cánh hoa, tôi như con nghiện thơ ngật ngừ, gù gật:

"Tình trẻ lại, trào dâng ngàn nhịp sóng

Xuân chợt về trong ánh mắt em vui". Hay gửi hồn vào bông cúc:

"Mặc ai đài các kiêu sa

Riêng mình vui vẻ làm hoa phận nghèo"...

Dẫu đang là cư dân Quận 4 thành phố mang tên Người, trăm bề miệt mài với thơ với túi, với đời...nhưng Nguyên Hùng luôn đau đáu niềm quê. Anh dành những ngọt ngào đậm đà và thanh khiết cho quê:

"Bến quê neo giữ những gì

Để ta tìm lại mỗi khi nhớ nhà

Tháng ngày phiêu bạt xứ xa

Thương nhau thì hẹn bến xưa cùng về".

Trong trang face bó hẹp này, tôi không thể giãi bày hết được những cảm nhận khiêm nhường về vẻ đẹp bất tận trong 108 ĐOẢN KHÚC THƠ của Nguyên Hùng. Mong tác giả mở lòng đón nhận những rung động của độc giả yêu thơ Anh. Chúc đường thơ rộng mở nơi chân trời của Nguyên Hùng.

Bình luận

Để lại comment

Bài viết liên quan

Xem thêm
Luẩn quẩn giữa yêu và đau
Anh nói về niềm tin, em nói về hoài nghi/ hai phía nối dài trên định mệnh ta đi
Xem thêm
Vũ Quần Phương với thơ hay
Trong số những nhà thơ kể trên, thì Vũ Quần Phương là người viết nhiều lời bình hơn cả, ở đây có bình tác giả, bình tập thơ và đặc biệt là bình các bài thơ hay, như là một đơn vị cơ bản trong sản xuất và tiêu dùng thơ.
Xem thêm
Một phía của đời - Giữa hữu hạn và vô hạn
Về tập thơ Một Phía của Mai Quỳnh Nam
Xem thêm
Đặc sắc của Khuất Quang Thụy
Bài viết của Nguyên An và thơ của Nguyên Hùng
Xem thêm
Một phía nhìn từ nhiều phía
Vừa mới sáng nay, tôi tình cờ đọc được bài viết “Một phía nhìn từ nhiều phía” của Dương Kỳ Anh trên website báo Văn nghệ Công an, thì cách đây chục phút lại đọc được tin dữ qua FB nhà thơ Hữu Việt về sự qua đời thật đột ngột của nhà thơ, cựu TBT báo Tiền Phong.
Xem thêm
Nhà văn Nguyễn Tấn Phát - người tìm lại tình đời
Bài viết về tiểu thuyết “Hoàng hôn lóng lánh”
Xem thêm
Nhịp cầu kết nối – Khi Nguyễn Trường dẫn lối độc giả
Bài đăng website Tạp chí Nhà văn & Cuộc sống
Xem thêm
“Thơ như tôi hiểu” - Một góc nhìn mới về ngôn ngữ thơ
Về cuốn sách “Thơ như tôi hiểu của Lê Xuân Lâm”
Xem thêm
Hồ Thế Hà đường thơ tối giản
Nguồn: Đỗ Lai Thúy/Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, số tháng 11/2024
Xem thêm
Đôi khi với các nhà thơ Nguyễn Thánh Ngã và Dung Thị Vân
Đọc tám câu lục bát của nhà thơ Nguyên Hùng do nhà thơ Dung Thị Vân chép tay, tôi không khỏi giật mình...
Xem thêm
"Những câu thơ thật thà tuột run qua tim”
Nguồn: Tạp chí Văn nghệ Quân đội
Xem thêm
Nhà văn Như Bình và Sự im lặng biếc xanh
Bài viết của nhà thơ Ngô Đức Hành trên Dân Trí
Xem thêm
Nghệ thuật ký họa chân dung bằng thơ của Nguyên Hùng
Bài viết công phu của PGS-TS Hồ Thế Hà
Xem thêm
Nguyên Hùng với nghệ thuật lắp ghép, sắp đặt - hai trong một
Bài của nhà văn Kao Sơn trên Văn nghệ Công an
Xem thêm